Văn hóa chào hỏi không ở đâu bằng Nhật Bản
Để hiểu rõ hơn về cách thức cúi chào của người Nhật, để khi sang học và xuất khẩu lao động Nhật bản và công tác , chúng ta sẽ có cách ứng xử phù hợp nhất. Cách cúi chào cơ bản nhất được thực hiện trong tư thế lưng thẳng, đôi tay dọc theo thân người đối với nam và nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước.Mắt luôn hướng xuống trong khi cúi đầu. và nên biết rằng khi ta cúi đầu càng lâu, càng thấp thì càng thể hiện sự tôn trọng của người chào bấy nhiêu. Từ đó chúng ta cũng có thể chia ra hành động cúi chào thành ba mức độ như sau:
1.Kiểu eshaku- kiểu khẽ cúi chào:
Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong một giây, hai tay để bên hông. Khi gặp khách hoặc cấp trên ở hành lang chúng ta có thể khẽ cúi chào thay vì hành lễ trịnh trọng, hoặc chào nhau những lần tiếp theo trong ngày. Ngoài ra kiểu eshaku cũng thường dùng trong giao tiếp với người đồng lứa. Và kiểu chào này vẫn thường được áp dụng tại văn hoá công sở tại các nước bản địa.
2.Kiểu keirei- kiểu cúi chào bình thường
Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống bàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách mặt sàn 10-15cm.
3.Kiểu saikeirei- kiểu cúi chào trang trọng nhất
Cúi xuống từ từ và rất thấp khoảng 45 dộ và giữ tư thế trong 3 giây hoặc lâu hơn là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường thực hiện trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Khi tiếp xúc với người ngoại quốc, người Nhật cũng có những điều chỉnh để phù hợp hơn, họ sẽ bắt ta thay vì cúi chào. Nhưng cũng có nhiều người dần thích nghi với nghi thức chào hỏi truyền thống cua người Nhật thì họ sẽ kết hợp bắt tay và cả cúi đầu chào.
[caption id="attachment_224" align="aligncenter" width="401"]Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Từ những quy tắc, quy định trong cách chào hỏi, xưng hô đến những cách ứng xử cụ thể trong gia đình thể hiện những nghi thức chào hỏi.
Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…
Nhật Bản cũng đặc biệt chú trọng tới các nghi lễ khi tới thăm nhà người khác : ngay cả khi đó là nhà của người quen thân. Khi được mời vào nhà, khách phải nói câu: “Cảm ơn. Rất hân hạnh” rồi cởi áo khoác ngoài (nếu có) trước khi bước vào. Thường thì trong mỗi gia đình sẽ có những đôi dép đi trong nhà dành cho các thành viên và cả những vị khách tới chơi, do đó khi ra về, khách cần phải cởi dép và đồng thời quay mũi dép vào trong phòng ở. Trước khi ra về, ở cửa người khách cần phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn tấm lòng tiếp đãi của chủ nhà rồi mới rời khỏi.
Chúng ta cầm nắm bắt các qui chuẩn trong văn hóa giao tiếp với người Nhật để tránh các trường hợp gây hiều nhầm bị xem là thất lễ để có thể tạo dựng những ấn tượng ban đầu tốt cho người đối diện nhé.
Nguồn : xuất khẩu lao động
Những tin mới hơn
Thống kê
- Đang truy cập8
- Hôm nay398
- Tháng hiện tại14,318
- Tổng lượt truy cập2,567,293